Bàn là là một thiết bị điện tử không thể thiếu trong mỗi gia đình, giúp cho quần áo trở nên tươm tất và thẳng thớm. Tuy nhiên, làm thế nào để ủi đồ đúng cách, tiết kiệm điện năng, kéo dài tuổi thọ? Cùng MVstore theo dõi bài viết một vài tuyệt chiêu ủi đồ không phải ai cũng biết bạn nhé.
Mục lục
Điều chỉnh nhiệt với từng loại vải khác nhau
Không phải chất liệu vải nào bạn cũng sẽ ủi với cách thức và nhiệt độ giống nhau. Tùy vào từng chất liệu vải, bạn nên điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp như sau:
– Đối với vải lanh: Điều chỉnh nhiệt độ đến 240 độ C.
– Đối với vải bông: Điều chỉnh nhiệt độ đến 204 độ C.
– Đối với vải tơ nhân tạo: Điều chỉnh nhiệt độ đến 190 độ C.
– Đối với vải len và lụa: Điều chỉnh nhiệt độ đến 148 độ C.
– Đối với vải sợi Acrylic, vải bóng và nilon: Điều chỉnh nhiệt độ đến 135 độ C.
– Đối với vải len dạ: Điều chỉnh nhiệt độ từ 165 đến 190 độ C.
Bạn cũng có thể xem biểu tượng trên nhãn của quần áo để biết được mình nên điều chỉnh nhiệt độ bàn là bao nhiêu là phù hợp. Để cho tiết kiệm, bạn nên ủi những loại quần áo ở mức nhiệt độ thấp trước rồi mới tăng dần nhiệt độ lên ủi các loại quần áo khác.
Trong quá trình ủi quần áo, bạn cũng nên sử dụng thêm một vài công cụ để giúp việc ủi đồ của mình hiệu quả hơn:
– Bình xịt nước: Làm ẩm quần áo nhanh chóng để giúp bạn ủi đồ dễ dàng hơn, dùng khi bạn sử dụng bàn là khô.
– Giá ủi (cầu ủi): Chiếc giá ủi này sẽ giúp bạn có tư thế ủi đồ dễ dàng hơn.
Cách ủi từng loại quần áo
Đối với áo sơ mi:
– Ủi thân tay áo: Khi ủi áo sơ mi, đây là vị trí mà bạn nên ủi đầu tiên. Bạn đưa cánh tay áo trải dài ra theo đường ủi và ủi dọc từ dưới cánh tay áo lên trên. Khi ủi nên nhấn mạnh phần đuôi của bạn ủi thay vì phần mũi.
– Ủi vai áo: Đặt bàn là vào trong đầu vai và phần của tay để là phẳng. Trường hợp, nếu bàn là có kích thước lớn không thể vào được thì bạn có tìm một cái gối hoặc bất cứ vật gì tương tự được làm bằng vải để thay thế. Tiếp đến bạn kéo căng những chiếc gối con để đặt vào cầu vai và là bên ngoài.
– Ủi cổ áo: Đối với phần cổ, bạn nên làm ẩm vải bằng bình xịt trước, để vải phần cổ áo mềm bớt trước. Khi ủi, bạn nên ủi mặt trong của cổ áo – phần cổ liền kề với mặt ngoài của áo trước, sau đó ủi các nếp gấp quần áo ra để ủi được phẳng hơn. Tiếp đến lật ngược phần cổ áo còn lại rồi ủi tương tự.
– Ủi thân áo: Việc ủi thân áo không có gì quá khó khăn. Bạn nên đưa bàn là chạy đều và liền mạch từ cổ xuống tới gấu áo.
– Ủi cổ tay áo: Thông thường các áo sơ mi đều có nút ở phần ống tay, bạn mở nó ra sau đó ủi bên trong tay áo từ giữa sang hai bên cho đến khi nhìn thấy cổ tay đã phẳng.
Đối với quần tây:
Trước khi tiến hành ủi quần tây, bạn nên tìm hiểu chất liệu của quần để đưa ra cách ủi phù hợp đảm bảo không bị hư hỏng. Điều quan trọng là trước khi ủi bạn cần trải quần ra thẳng theo đường nếp li. Sau đó dùng 4 cái kẹp để cố định 4 góc rồi bắt đầu ủi.
– Ủi li quần: Thực hiện bằng cách dùng bàn là nhấn mạnh tay xuống từng phần của li quần, không được ủi dọc theo phần li, sau đó lược nhẹ lại dọc theo đường li. Các mép của quần tây bạn cũng làm tương tự, tuy nhiên phải đảm bảo các mép quần phải khớp với nhau.
– Ủi ống quần: Bạn chỉ cần dùng bàn là lượt nhẹ phần ống và cẩn thận khi ủi vào vị trí li quần, điều đó giúp phần li không bị lệch và nhạt đi. Cuối cùng, ống còn lại bạn cũng làm tương tự như trên nhé.
Trường hợp nếu ngay đầu gối của quần xuất hiện vết phồng thì hãy lộn ống quần lại rồi lấy bàn chải dấp nước lên chỗ phồng rồi tiếp tục ủi đến khi nào chỗ phồng trở nên phẳng hơn.
Đối với váy nhiều lớp:
Ủi váy không đơn giản như ủi quần. Để ủi váy hiệu quả, bạn nên để váy ngay ngắn lên tấm ván ủi rồi dùng dây thun để cố định 2 đầu lại rồi mới tiến hành ủi từ trên xuống dưới. Sau đó, bạn tháo dây thun ra và ủi phần cố định lúc nãy.
Đối với quần áo tơ tằm:
Có một mẹo hay khi ủi quần áo tơ tằm là bạn hãy cho nó vào một túi nilon rồi cho vào tủ lạnh. Một lúc sau, bạn lấy quần áo ra và đem ủi bình thường.
Đối với quần áo len dạ:
Loại quần áo này hay bị co khi gặp nhiệt. Để khắc phục tình trạng này, bạn chuẩn bị một chiếc khăn đã vắt nước. Sau đó, đặt chiếc khăn ở mặt trái của áo rồi tiến hành ủi bình thường.
Mẹo dùng bàn là tiết kiệm điện
Dưới đây là một số mẹo vặt giúp bạn khi dùng bàn là tiết kiệm điện năng hiệu quả:
– Bạn nên chọn loại bàn là có công suất từ 1800 – 2000W để có thể tiết kiệm điện trong quá trình sử dụng. Một vài chiếc bàn là trên thị trường còn có chức năng tiết kiệm điện và bạn nên lựa chọn để mua.
– Nếu có thể, bạn nên tránh việc sử dụng bàn là vào những giờ cao điểm. Vì khi đó các thiết bị có công suất lớn như điều hòa, bình nóng lạnh,…cùng hoạt động một lúc sẽ làm cho điện năng tiêu thụ tăng, đường truyền điện không ổn định.
– Nên ủi đồ vào sáng sớm hoặc tối muộn, vì vào thời điểm đó dòng điện được ổn định hơn giúp tiết kiệm điện. Nên ủi đồ cùng một lần để tiết kiệm thời gian cũng như điện năng khi bàn là hoạt động.
– Không nên tăng nhiệt độ bàn là một cách đột ngột. Đối với các loại vải ủi ở nhiệt độ thấp, bạn có thể rút điện bàn là để tận dụng lượng nhiệt còn lại.
– Trước khi ủi đồ nên phân loại quần áo thành từng chất liệu vải khác để điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với quần áo, nên tiến hành ủi những loại quần áo ở nhiệt độ thấp trước rồi mới tăng dần nhiệt độ lên.
– Thêm một điểm đáng chú ý nữa là bạn nên ủi đồ khi quần áo đã khô hẳn. Bởi vì khi quần áo còn ẩm ướt, bàn là sẽ phải mất thêm một lượng nhiệt để làm khô áo trong quá trình ủi.
– Ngoài ra, việc ủi đồ trong phòng điều hòa hay sử dụng quạt cũng sẽ là lãng phí điện năng vì hơi nóng của bàn là sẽ bị mất đi một phần.
– Giấy bạc hay giấy nhôm có khả năng tích điện. Vì thế, bạn nên tận dụng chúng trong việc ủi đồ. Bạn lót giấy xuống dưới quần áo rồi tiến hành ủi sẽ tiết kiệm đến 50% lượng nhiệt tiêu thụ.
– Cuối cùng, bạn nên lau sạch bề mặt bàn là trước khi ủi quần áo. Nó giúp bàn là hoạt động ổn định, hiệu quả vì khi được vệ sinh thường xuyên không những giúp bàn là truyền nhiệt tốt mà nó còn đẩy nhanh tốc độ là phẳng.
Cách bảo vệ bàn là đúng cách
Để bảo quản bàn là hoạt động ổn định, tiết kiệm điện năng, kéo dài tuổi thọ bạn cần tham khảo một số cách dưới đây:
- Khi không sử dụng bàn là nữa, bạn nên điều chỉnh nhiệt độ về 0 hoặc rút điện bàn là ra. Tiếp đó, bạn đợi cho bàn là nguội hẳn rồi dùng khăn lau sạch từ mặt đế đến tay cầm bàn là.
- Cất giữ bàn là ở nơi khô ráo và không để vật khác chạm vào mặt đế của bàn là vì nó sẽ gây xước bề mặt kim loại.
- Nếu bề mặt bàn là bị bám cặn thì dùng bông ẩm lau sạch bề mặt khi nó vẫn còn hơi ấm. Còn nếu bạn ủi bị gỉ thì bạn có thể dùng kem đánh răng, giấm hoặc dầu gió để đánh bóng lại bề mặt.
- Không nên sử dụng các loại chất tẩy rửa để làm sạch bàn là vì nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng bàn là của bạn như bị ăn mòn, bị rỉ sét,…
- Không nên tự sửa chữa bàn là khi bạn không biết chắt nó gặp vấn đề như thế nào, thay vào đó hãy đến các trung tâm sửa chữa uy tín, được nhiều người tin dùng để tiến hành kiểm tra và khắc phục lỗi.
- Những lý do mà căn chung cư của bạn nên sở hữu robot hút bụi lau nhà
- Hướng dẫn sử dụng chi tiết robot hút bụi lau nhà Ecovacs Deebot
- Asian dating places that are the best
- Cách khử mùi diệt khuẩn phòng ngủ hiệu quả
- Lỗi LDS trên Robot Hút Bụi Là Gì? Làm Sao Để Nhận Biết Được? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục